Hoạt Chất Phenols và Tác Dụng Của Tinh Dầu Lá Trầu Không
Phenols (Chavibetol, Chavicol, Eugenol...) > 70%., kèm theo một số hợp chất phenolic khác có trong tinh dầu lá trầu không có tinh năng kháng sinh, kháng vi rút, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
- Piper Betel Leaf Essential Oil
- Cây Trầu Không
- Cây Trầu không có tên khoa học là Piper betle L. hay Piper sriboa L., thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một trong những loài thực vật nhiệt đới quan trọng ở khu vực châu Á, được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á khác (Guha, 2006). Ở nước ta, trong y học cổ truyền Việt Nam, lá trầu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như nhai trầu để chắc răng, chữa viêm mủ chân răng, nước sắc lá trầu để rửa hoặc đắp trị vết thương, bỏng, lở loét, mụn nhọt, chàm, lá trầu ngâm trong nước sôi dùng nhỏ mắt để chữa bệnh viêm kết mạc.
Thành phần chính có trong tinh dầu Lá Trầu Không
- Phenols (Chavibetol, Chavicol, Eugenol...) > 70%., kèm theo một số hợp chất phenolic khác.
- 4-Terpineol 2,08
Phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl)
γ-Muurolene
δ-Cadinene
Acetyleugenol
(+)-tau-Muurolol
α-Cadinol
4-Allyl-1,2-diacetoxybenzene
một số thành phần khác - Thành phần hóa học chính của tinh dầu Trầu không là các hợp chất thuộc nhóm terpene (4- terpineol, γ-muurolene, δ-cadinene,(+)-taumuurolol, α-cadinol) và các hợp chất là dẫn xuất của phenol như phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl); acetyleugenol; 4-allyl-1,2-diacetoxybenzene. Tổng hàm lượng của tất cả các cấu tử chiếm gần 90% lượng tinh dầu ly trích được. Trong đó, hợp chất 4- allyl-1,2-diacetoxybenzene chiếm hàm lượng cao nhất (34,55%), kết quả này phù hợp với tài liệu tham khảo về thành phần của tinh dầu Trầu không. Có thể thấy các cấu tử chiếm hàm lượng cao nhất trong tinh dầu đều là những dẫn xuất của phenol nên tinh dầu này có nhiệt độ sôi, tỷ trọng và chiết suất cao. Các dẫn xuất phenol có mặt trong tinh dầu có những tác dụng sinh học tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào…
Tác dụng khách sinh, kháng vi rút của tinh dầu Lá Trầu Không.
- Tinh dầu lá Trầu không thể hiện hoạt tính ức chế 3 chủng vi sinh vật kiểm định: vi khuẩn Gram (+) Bacillus subtillis, nấm mốc Aspergillus niger và Fusarium oxysporum với giá trị lần lượt là 100, 200 và 200 µg/mL. Trong đó, các loài nấm mốc Aspergillus không chỉ gây bệnh ở thực vật mà còn gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người như các bệnh nấm Aspergillosis (Thomas, 2015); nấm F.oxysporum gây ra bệnh héo vàng ở nhiều loài thực vật, loài nấm này gây hại nhiều loại cây trồng trên tất cả các bộ phận, đặc biệt bộ phận gốc và rễ của cây (Rosado-Álvarez, 2014). Kết quả này cho thấy tiềm năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Trầu không có thể ứng dụng được vào thực tế. 1,2-diacetoxybenzene (34,55%); acetyleugenol (20,14%); phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl) (19,79%) và các hợp chất mono- và sesquiterpene như α-cadinol (5,51%), (+)-tau-muurolo (3,16%), δ-cadinene (2,22%), 4-terpineol (2,08), γ- muurolene (1,33%). Tinh dầu lá Trầu không biểu hiện hoạt tính kháng vi sinh vật tốt với khả năng kháng vi khuẩn Gram (+) như B.subtillis và các loại nấm gây hại như A.nigervàF.oxysporum, đây là cơ sở giúp ứng dụng tinh dầu lá trầu như một loại kháng sinh được chiết xuất từ thiên nhiên.
Công Dụng của Tinh dầu Lá Trầu Không
- Thành phần quan trọng nhất là tinh dầu: Chứa 0,8-1,8% có khi tới 2,4% các thành phần chính của tinh dầu Trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol…
- Tinh dầu Trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Một Số Chế Phẩm Sử Dụng Tinh Dầu Lá Trầu Không Phổ Biến
- Ngăn ngừa sâu răng, chứng hôi miệng: Khi bị đau răng, sưng nướu hãy nhỏ vài giọt tinh dầu Trầu Không vào cốc nước ấm để xúc miệng giúp giảm đau, diệt trừ vi khuẩn, phòng chống sâu răng. Cũng có thể kết hợp với tinh dầu Bạc Hà cho răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát.
- Pha chế nước sát khuẩn: Tinh dầu Trầu Không có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do nấm. Hiện nay nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã sử dụng tinh dầu Trầu Không để pha chế dung dịch vệ sinh cho phụ nữ, trẻ em. Cho vài giọt tinh dầu Trầm Không vào nước ấm để rửa và vệ sinh hàng ngày.
- Pha chế cao xoa bóp, giảm đau: Cho vài giọt tinh dầu Trầu Không + tinh dầu Long Não kết hợp với dầu thực vật theo tỷ lệ 1/30 (1ml tinh dầu + 30ml dầu thực vật) để tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp, giảm đau hiệu quả. Khi sử dụng cho một lượng vừa đủ thoa đều lên vùng cơ khới, bắp chân, tay, vùng vai, gáy, lưng rồi xoa bóp giúp giảm đau, lưu thông khí huyết, giảm sưng tấy cơ khớp hiệu quả..
Cty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam là nhà nhập khẩu và cung cấp tinh dầu Trầu Không tại Việt Nam (Nguồn gốc xuất xứ Tinh Dầu Lá Trầu Không từ Indonesia và Ấn Độ) Có COA và Phiếu kiểm nghiệm Quatest 3, chứng nhận sản phẩm 100% có nguồn gốc thiên nhiên.
THÔNG TIN CẦN BIẾT
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản đều vi phạm Tác Quyền
- Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™